Sự tích bánh Chưng bánh
Dầy
Mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng
cúng Tổ Tiên và Trời Đất. Về sau, trở thành tục lệ ở Việt Nam, đâu đâu cũng làm
bánh Chưng bánh Dầy trong dịp Tết, kể cả các lễ cưới và đám tang.
Ngày xưa, vào đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua muốn
truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp 20 quan lang (hoàng tử) lại,
bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa
hay, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho".
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng
mình lấy được ngai vàng. Người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu
(còn gọi là Lang Lèo) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với
cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế
nào.
Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong
Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con
hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất.
Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh
thành"
Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật
tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng.
Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầy. Còn lá xanh
bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc
con cái.
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả
sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và
Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng
kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh
ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.
Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy
để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất. Về sau, trở thành tục lệ ở Việt Nam, đâu đâu
cũng làm bánh Chưng bánh Dầy trong dịp Tết, kể cả các lễ cưới và đám tang.
"Thịt mỡ, dưa hành câu đố đỏ
Cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh."
Tết ! Trên bàn thở tổ tiên của mỗi gia đình, trong mâm cơm mời bạn bè, khách khứa
nếu như không có bánh chưng thì không phải Tết. Từ việc chọn lá, cắt lá, ngâm gạo,
chọn thịt, gói bánh rồi luộc... tất cả đều khiến mọi người háo hức, mong chờ bởi
đó là khoảnh khắc thiêng liêng trong ngày Tết, để mọi người trong gia đình gần
nhau hơn, để ai đi xa cũng nhớ…Thế nhưng, ý nghĩa của việc gói bánh chưng ngày
Tết thì không phải ai cũng biết rõ…
Trong mâm cỗ đón Xuân ngày nay, những chiếc bánh chưng xanh vuông vắn khiến ta
nhớ đến sự tích bánh chưng, bánh dày tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của
người Việt xưa.
Bánh chưng được làm từ các nguyên liệu gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và gói trong
lá dong... Bánh được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày
mùng 10 tháng 3 Âm lịch (ngày giỗ tổ Vua Hùng).
Những người từng trải qua Tết xưa (những năm 40-50 của thế kỷ trước) thường nhớ
về Tết cổ truyền với những chiếc bánh chưng được chọn lựa cầu kỳ từ chiếc lá
dong, hạt nếp cái hoa vàng, đỗ xanh cho tới lạt tre.
Ngày nay, đối với những bạn trẻ sinh vào nửa sau thập kỷ 80 của thế kỷ 20, tục
nấu bánh chưng ngày Tết có vẻ như chỉ còn là một nghi thức. Thế hệ 1990 sống tại
các thành phố lớn dường như không có được cái cảm giác náo nức đêm giao thừa ấm
cúng quây quần quanh nồi bánh chưng với gia đình. Giờ đây, bánh chưng cho ngày
Tết được mua tại các siêu thị, cửa hàng hoặc qua hình thức cung ứng dịch vụ. Ở
nông thôn, hương vị Tết còn cảm nhận được phần nào qua nồi bánh chưng Tết.
Không khí ngày Tết bây giờ không còn thấy cảnh các bà các chị tất bật những
ngày giáp Tết, nào rửa lá dong, nào ngâm gạo hay đãi đỗ, cảnh trẻ con mặt mũi
háo hức ngồi xem bố mẹ gói bánh, cảnh già trẻ lớn bé ngồi trông nồi bánh chưng
qua đêm, ngoài trời sương lạnh, buốt giá không át được không khí ấm nồng quanh
bếp lửa hồng.
Với nhiều thế hệ, chiếc bánh chưng là niềm hân hoan của ngày Tết sum họp, đoàn
tụ. Những chiếc bánh đẹp, dày dặn, vuông thành sắc cạnh được dành riêng để bày
bàn thờ cúng ông bà tổ tiên, bánh nhỏ gói riêng cho trẻ con như món quà đầu
năm... Truyền thống vẫn còn đó, nhưng dường như không mấy nguyên vẹn, công cụ để
nấu chín chiếc bánh chưng ngày nay có nơi, có chỗ bị thay thế bằng nồi áp suất
hoặc lửa ga. Dù sao thì Tết đến, xuân về, hình ảnh những chiếc bánh chưng vẫn
nhắc nhở mỗi người chúng ta về giá trị dân tộc truyền thống.
Thời nay, những nguyên liệu làm bánh chưng vẫn vậy: vẫn gạo nếp, đậu xanh, nhân
thịt, lá dong. Bánh muốn ngon thì phải chuẩn bị nguyên liệu thật chu đáo, gạo
ngâm đãi thật kỹ, đậu xanh đồ vừa chín tới, thịt có cả nạc, bì, mỡ, ướp đủ gia
vị, gói xong phải luộc ngay bánh mới xanh.
Để chiếc bánh vuông đẹp, "chín rền" thì lúc gói phải "đỗ trong gạo,
gạo trong lá", gói chặt tay, không cần ép mà bánh vẫn để được lâu, miếng
bánh sau khi cắt nhân đỗ, thịt nạc luôn cân đối ở tất cả các phần. Tết cổ truyền
và hình ảnh những chiếc bánh chưng xanh là nét đẹp truyền thống văn hoá dân tộc
Việt.
Qua hình dáng chiếc bánh chưng, bánh dày, không thể không liên tưởng đến ý
nghĩa của hai chữ "vuông tròn" trong ngôn ngữ ta. Phát xuất từ quan
niệm nguyên thủy về sự sinh thành, tổ tiên ta đã khéo lựa chọn hai thứ phẩm vật
tượng trưng dùng trong việc cúng lễ trời đất, ông bà đã nhắc đến tư tưởng hòa hợp
của hai hình thể: "rỗng" và "đặc", "vuông" và
"tròn".
Tuy tương khắc nhau như "trời" và "đất", "đàn
ông" và "đàn bà", nhưng chúng có thể và phải kết hợp với nhau
theo lẽ "trời đất phát dục vạn vật" như lời dạy của thần nhân cho Lang
Liêu.
Bánh chưng gợi nhớ đến Tết hay Tết gợi nhớ đến việc gói bánh chưng? Có lẽ, sự
hòa quyện đó đã trở thành một biểu trưng văn hóa của dân tộc Việt - Bánh chưng
biểu trưng cho Tết. Vì thế, công việc chuẩn bị gói bánh chưng mỗi khi Tết đến
đã là một phong tục đẹp trong văn hóa Việt Nam.