LỜI HỨA
Nếu không bị ép buộc phải hứa, thì lời hứa phát xuất từ trong phế phủ của ta. Kẻ nào phản lại lời hứa là phản lại chính mình.
K.D.
Phải thực hiện câu: "Hứa thì khó và giữ lời hứa thì dễ".
Audrassy
Ngay đối với kẻ thù ta cũng phải giữ lời hứa.
P. Syrus
Lời hứa là một món nợ.
Tục ngữ Pháp.
Một cách giữ lời hứa hay nhất là đừng hứa.
KD.
Lời hứa là những cái bẫy mà kẻ ngu thường mắc phải.
B. Gracian
Trong phép giao tế hàng ngày thỉnh thoảng bạn thường sử dụng đến lời hứa. Chiều thứ bảy tuần này em sẽ đến thăm anh - Anh yên tâm món nợ đó tôi sẽ thanh toán vào cuối tháng này - Ồ được! Tôi sẽ giao chiếc "xế" hộp của tôi cho anh để anh chở chỉ đi chơi - Con xin hứa với ba má từ đây con sẽ không bao giờ đến các hí viện nửa... Đó là những lời hứa hẹn, nhưng có thực hiện hay không còn tùy theo tâm lý và hoàn cảnh của mỗi người.
Lời hứa có tính chất nghiêm trọng và quyết tâm sẽ biến thành lời thề. Dù lời hẹn, lời hứa hay lời thề đều mang một tính chất chung là hướng việc phúc đáp âsy đến một tương lai gần.
Thật tình mà nói, về phương tiện sống ngày nay khác hẳn với xưa. Ngày nay sự việc như những biến cố xảy ra đến một cách dồn dập. Nếu nhà bạn có điện thoại, bạn sẽ nghe những cuộc hẹn hò hoặc những lời xin lỗi "Rất tiếc..." xảy ra hàng giờ. Đôi khi ta không muốn thất hứa với an, nhưng vì tin vào lời hứa của một người khác... cuối cùng xảy ra một cuộc thất hứa dây chuyền... Nghĩ cũng lạ, ngay trong cơ thể mình có ai biết con mắt sẽ nháy bao giờ?
Cứ bình thản mà nghiệm: những cuộc hứa hẹn về tình yêu, những cuộc hò hẹn về nợ nần, những lời hứa về sự giúp đỡ... xưa nay mấy khi người ta phúc đáp như ý? Bạn cũng như tôi, chúng ta đều không muốn thất hứa, thế nhưng có những biến cố bất ngờ can thiệp vào nên đành "tùy biến nhi quyền" (theo việc biến mà thay đổi).
Tiền nhân chúng ta rất tôn trọng lời hứa, thành ra họ ít dám hứa. Người Tây phương ngày nay vẫn giữ được "phong vị hiệp sĩ" của họ. Họ giữ lời hứa đến nơi đến chốn lắm. Đó là tinh thần văn minh và nhân bản. Không phải chúng tôi cố tình đề cao họ. Chúng ta phải khách quan mà nhận xét mới học được những tinh túy của người. Những chuyện "thề non hẹn biển" đời nào cũng nhiều, nơi nào cũng lắm nhưng phần lớn chỉ là sự lợi dụng. Việc yêu đương ngày nay cũng khác với ngày xưa rất nhiều, nên cuộc hứa hẹn "trăm năm" (nếu không có gia đình hai bên đứng ra bảo chứng) chỉ là... "tấn tuồng dâu biển" xảy ra như chớp mắt. Thơ văn bây giờ nói lên nhan nhản những điều đó.
Việc hứa trăng hứa cuội nào phải chỉ trong tình yêu, trong sự giao tế bình thường "trăng gạt cuội" cũng đầy dẫy không đếm được. Nếu bạn là người bị gạt thì không nên trách người kia. Cứ coi đó là chuyện "hợp tan". Thói vui đâu chúc đó của người đời ta còn lạ gì! Chuyện muốn bàn ở đây là chuyện giữa tôi và bạn. Chúng ta tự dặn mình nên thận trọng lời hứa hẹn và cũng nên thận trọng về những lời hứa của người khác. Đã đành mười lời hứa cũng có vài ba lời hứa đúng nhưng những lời hứa không đúng ai đền bù cho đây?
Đức Khổng Tử là bậc Thánh, thế mà vẫn còn phải ... linh động về lời hứa. Trong Sử Ký, sử gia Tư Mã Thiên (Tiền Hán) có chép một đoạn về đức Khổng Tử:
Khổng Tử đi qua đất Bồ, người đất Bồ vây đánh ông. Học trò ông có người tên là Công Lương Nhụ ra sức chống cự với họ. Hai bên đánh nhau rất hăng. Người đất Bồ kêu Khổng Tử nói:
- Nếu ngài hứa không qua nước Vệ thì chúng tôi thả ngài tự do.
Khổng Tử cam kết với họ là không qua Vê. Khổng Tử và người đất Bồ uống máu ăn thề (để làm tin). Sau đó, Khổng Tử đi về phía đông sang nước Vệ. Đệ tử của ông la Tử Cống hỏi:
- Thầy có thể bỏ lời thề được sao?
Khổng Tử nói:
- Nào ý ta muốn thề, họ ép ta thề đấy chứ? Quỷ thần nào chứng lời thề này?
Trong lúc bị ép uổng thì lời thề, lời hứa nào có giá trị gì! Gặp cảnh đó chúng ta không còn đường lựa chọn thì con đường nào từ chối? Cho nên "tùng ngộ nhi an" là thượng sách.
Cho đến những đại danh nhân trong lịch sử vì danh lợi mà phải bán đứng cả danh dự mình, nuốt lời hứa như nuốt thuốc bổ. Chẳng hạn tay thuyết khách lỗi lạc Trương Nghi nói với vua Sở Hoài Vương trước sân triều: "Nếu nhà vua tuyệt giao với Tề, thì nước Tần sẽ tặng cho Sở sáu trăm dặm đất Thương Ô!". Sở Hoài Vương nghe lời. Trương Nghi quịt.
Lịch sử chánh trị thế giới cũng đầy dẫy những kẻ bội tín. Trong chữ tín chúng ta cần phải nghiêm khắc với chính mình càng ít thất hứa càng tốt. Điều quan trọng là đừng bao giờ hứa với trẻ nhỏ mà không làm. Chúng ta lấy gương bà Mạnh mẫu mà soi. Bà Mạnh mẫu một hôm nói đùa với con: "Nhà bên làm heo để lấy thịt cho con ăn đấy". Mạnh Kha đi học. Mạnh mẫu chợt nhớ lại lời đùa, bà không nỡ để con phải nghe những lời không thật, liền đem con heo nhỏ của mình ra giết đi để lấy thịt cho Mạnh Kha dùng. Về sau Mạnh Kha thành một đại nho, tư cách không kém gì đức Khổng Tử, người đời tôn ông là bậc Á thánh.
Ngoài tài năng, chúng ta cần phải trau dồi đức hạnh. Một trong những hạnh kiểm lớn là sự thủ tín. Bởi vì sự thất tín cũng gần giống như sự lừa đảo.
Chúng ta không đóng vai một ngụy quân tử, cũng không nên nói theo kiểu bi quan: "Đời bây giờ có ai thủ tín đâu mà bảo ta thủ tín...". Bởi vì người đàng hoàng bao giờ cũng bị thiệt thòi. Nhưng thà chúng ta cam chịu sự thua thiệt về vật chất (mà thật ra không chắc gì có sự thua thiệt), nhưng chúng ta đừng đánh mất thanh danh. Chúng ta cần có gương tốt cho con em chúng ta. Chúng ta giàu lòng vị tha, thì việc giữ tròn lời hứa cũng là đức vị tha đó.
Cần phải ghi nhớ:
Phải đắn đo trước khi hứa.
Đã hứa rồi nên cố mà thực thi lời hứa.
Đối với trẻ em đừng bao giờ sai lời hứa.
Thà muộn chứ đừng nuốt lời.
Nếu không bị ép buộc phải hứa, thì lời hứa phát xuất từ trong phế phủ của ta. Kẻ nào phản lại lời hứa là phản lại chính mình.
K.D.
Phải thực hiện câu: "Hứa thì khó và giữ lời hứa thì dễ".
Audrassy
Ngay đối với kẻ thù ta cũng phải giữ lời hứa.
P. Syrus
Lời hứa là một món nợ.
Tục ngữ Pháp.
Một cách giữ lời hứa hay nhất là đừng hứa.
KD.
Lời hứa là những cái bẫy mà kẻ ngu thường mắc phải.
B. Gracian
Trong phép giao tế hàng ngày thỉnh thoảng bạn thường sử dụng đến lời hứa. Chiều thứ bảy tuần này em sẽ đến thăm anh - Anh yên tâm món nợ đó tôi sẽ thanh toán vào cuối tháng này - Ồ được! Tôi sẽ giao chiếc "xế" hộp của tôi cho anh để anh chở chỉ đi chơi - Con xin hứa với ba má từ đây con sẽ không bao giờ đến các hí viện nửa... Đó là những lời hứa hẹn, nhưng có thực hiện hay không còn tùy theo tâm lý và hoàn cảnh của mỗi người.
Lời hứa có tính chất nghiêm trọng và quyết tâm sẽ biến thành lời thề. Dù lời hẹn, lời hứa hay lời thề đều mang một tính chất chung là hướng việc phúc đáp âsy đến một tương lai gần.
Thật tình mà nói, về phương tiện sống ngày nay khác hẳn với xưa. Ngày nay sự việc như những biến cố xảy ra đến một cách dồn dập. Nếu nhà bạn có điện thoại, bạn sẽ nghe những cuộc hẹn hò hoặc những lời xin lỗi "Rất tiếc..." xảy ra hàng giờ. Đôi khi ta không muốn thất hứa với an, nhưng vì tin vào lời hứa của một người khác... cuối cùng xảy ra một cuộc thất hứa dây chuyền... Nghĩ cũng lạ, ngay trong cơ thể mình có ai biết con mắt sẽ nháy bao giờ?
Cứ bình thản mà nghiệm: những cuộc hứa hẹn về tình yêu, những cuộc hò hẹn về nợ nần, những lời hứa về sự giúp đỡ... xưa nay mấy khi người ta phúc đáp như ý? Bạn cũng như tôi, chúng ta đều không muốn thất hứa, thế nhưng có những biến cố bất ngờ can thiệp vào nên đành "tùy biến nhi quyền" (theo việc biến mà thay đổi).
Tiền nhân chúng ta rất tôn trọng lời hứa, thành ra họ ít dám hứa. Người Tây phương ngày nay vẫn giữ được "phong vị hiệp sĩ" của họ. Họ giữ lời hứa đến nơi đến chốn lắm. Đó là tinh thần văn minh và nhân bản. Không phải chúng tôi cố tình đề cao họ. Chúng ta phải khách quan mà nhận xét mới học được những tinh túy của người. Những chuyện "thề non hẹn biển" đời nào cũng nhiều, nơi nào cũng lắm nhưng phần lớn chỉ là sự lợi dụng. Việc yêu đương ngày nay cũng khác với ngày xưa rất nhiều, nên cuộc hứa hẹn "trăm năm" (nếu không có gia đình hai bên đứng ra bảo chứng) chỉ là... "tấn tuồng dâu biển" xảy ra như chớp mắt. Thơ văn bây giờ nói lên nhan nhản những điều đó.
Việc hứa trăng hứa cuội nào phải chỉ trong tình yêu, trong sự giao tế bình thường "trăng gạt cuội" cũng đầy dẫy không đếm được. Nếu bạn là người bị gạt thì không nên trách người kia. Cứ coi đó là chuyện "hợp tan". Thói vui đâu chúc đó của người đời ta còn lạ gì! Chuyện muốn bàn ở đây là chuyện giữa tôi và bạn. Chúng ta tự dặn mình nên thận trọng lời hứa hẹn và cũng nên thận trọng về những lời hứa của người khác. Đã đành mười lời hứa cũng có vài ba lời hứa đúng nhưng những lời hứa không đúng ai đền bù cho đây?
Đức Khổng Tử là bậc Thánh, thế mà vẫn còn phải ... linh động về lời hứa. Trong Sử Ký, sử gia Tư Mã Thiên (Tiền Hán) có chép một đoạn về đức Khổng Tử:
Khổng Tử đi qua đất Bồ, người đất Bồ vây đánh ông. Học trò ông có người tên là Công Lương Nhụ ra sức chống cự với họ. Hai bên đánh nhau rất hăng. Người đất Bồ kêu Khổng Tử nói:
- Nếu ngài hứa không qua nước Vệ thì chúng tôi thả ngài tự do.
Khổng Tử cam kết với họ là không qua Vê. Khổng Tử và người đất Bồ uống máu ăn thề (để làm tin). Sau đó, Khổng Tử đi về phía đông sang nước Vệ. Đệ tử của ông la Tử Cống hỏi:
- Thầy có thể bỏ lời thề được sao?
Khổng Tử nói:
- Nào ý ta muốn thề, họ ép ta thề đấy chứ? Quỷ thần nào chứng lời thề này?
Trong lúc bị ép uổng thì lời thề, lời hứa nào có giá trị gì! Gặp cảnh đó chúng ta không còn đường lựa chọn thì con đường nào từ chối? Cho nên "tùng ngộ nhi an" là thượng sách.
Cho đến những đại danh nhân trong lịch sử vì danh lợi mà phải bán đứng cả danh dự mình, nuốt lời hứa như nuốt thuốc bổ. Chẳng hạn tay thuyết khách lỗi lạc Trương Nghi nói với vua Sở Hoài Vương trước sân triều: "Nếu nhà vua tuyệt giao với Tề, thì nước Tần sẽ tặng cho Sở sáu trăm dặm đất Thương Ô!". Sở Hoài Vương nghe lời. Trương Nghi quịt.
Lịch sử chánh trị thế giới cũng đầy dẫy những kẻ bội tín. Trong chữ tín chúng ta cần phải nghiêm khắc với chính mình càng ít thất hứa càng tốt. Điều quan trọng là đừng bao giờ hứa với trẻ nhỏ mà không làm. Chúng ta lấy gương bà Mạnh mẫu mà soi. Bà Mạnh mẫu một hôm nói đùa với con: "Nhà bên làm heo để lấy thịt cho con ăn đấy". Mạnh Kha đi học. Mạnh mẫu chợt nhớ lại lời đùa, bà không nỡ để con phải nghe những lời không thật, liền đem con heo nhỏ của mình ra giết đi để lấy thịt cho Mạnh Kha dùng. Về sau Mạnh Kha thành một đại nho, tư cách không kém gì đức Khổng Tử, người đời tôn ông là bậc Á thánh.
Ngoài tài năng, chúng ta cần phải trau dồi đức hạnh. Một trong những hạnh kiểm lớn là sự thủ tín. Bởi vì sự thất tín cũng gần giống như sự lừa đảo.
Chúng ta không đóng vai một ngụy quân tử, cũng không nên nói theo kiểu bi quan: "Đời bây giờ có ai thủ tín đâu mà bảo ta thủ tín...". Bởi vì người đàng hoàng bao giờ cũng bị thiệt thòi. Nhưng thà chúng ta cam chịu sự thua thiệt về vật chất (mà thật ra không chắc gì có sự thua thiệt), nhưng chúng ta đừng đánh mất thanh danh. Chúng ta cần có gương tốt cho con em chúng ta. Chúng ta giàu lòng vị tha, thì việc giữ tròn lời hứa cũng là đức vị tha đó.
Cần phải ghi nhớ:
Phải đắn đo trước khi hứa.
Đã hứa rồi nên cố mà thực thi lời hứa.
Đối với trẻ em đừng bao giờ sai lời hứa.
Thà muộn chứ đừng nuốt lời.