GIẢN DỊ :
- Chân thành và giản dị là cách cư xử khôn khéo nhất.
La Bruyère
- Giản dị không phải là sự ngu dốt mà nó là mảnh đất của trí khôn và tài năng.
Bonald
- Tích cực - giản dị là điều rất phong vị và rất hiếm có.
E. Bersot
- Ngay trong khoa học cũng cần đòi hỏi đến sự giản dị.
K. D.
- Giản tắc dị tùng (giản dị thì dễ theo).
Kinh Dịch
Quân tử chi đạo, đạm nhi bất yếm, giản nhi văn (đạo người quân tử tuy đạm bạc nhưng không chán, giản dị mà có văn hóa).
Trung Dung
Một trong những nết tốt rất quý báu của con người là có một cuộc sống giản dị. Đừng tưởng sự giản dị chỉ dành cho những nhà tu hành. Xưa nay biết bao danh nhân sống trong sự giản dị đến nỗi có người đánh giá..."Ông ấy là một kẻ thất nghiệp".
Truyện kể đại văn hào L.Tolstoi (1828-1920), một hôm ông đến một đại hí viện để xem người ta diễn về một kịch bản của mình theo lời mời của vị giám đốc đoàn kịch. Tolstoi ăn mặc giản dị theo bản tính cố hữu của mình, người gác cổng không biết ông là Tolstoi, ngăn lại không cho ông vào, và nói:
- Bác hãy đi nơi khác, đêm nay có tác giả đến tham dự, lại có những nhà danh giá khác nữa. Âu là bác hãy đợi đêm khác vậy.
Léon Tolstoi không hề phiền, liền bước ra ngồi ở ghế đá bên ngoài.
A. Einstein, Goethe, Tagor... đều là những bậc vĩ nhân có cuộc sống rất giản dị. Giản dị không phải là tính cẩu thả, ngược lại sống có thứ tự và ngăn nắp.
Giản dị không phải riêng cho cách phục sức, mà nói rộng cho cách sinh hoạt hàng ngày, từ ăn uống, ngôn ngữ cho đến các bộ môn thuộc về văn hóa.
Trong việc ăn uống, giản dị chính là sự đạm bạc, điều độ; trong ngôn ngữ, câu văn, trong lời nói giản dị là tính trong sáng, dễ hiểu, dễ nhớ... thậm chí trong bộ môn toán học tính giản dị cũng được đánh giá cao.
Tính giản dị đã giúp cho con người thanh thản, nhẹ nhàng xóa bỏ được những ưu tư phiền toái.
Xưa nay người ta tốn nhiều thì giờ cho những cuộc ăn mặc, họ thường
trang điểm thân xác, ít ai chịu khó trang điểm tinh thần. Thế nhưng nhờ tính giản
dị đó mà tinh thần coi như đã được trang điểm.
Giản dị trong cuộc sống nó còn đồng nghĩa với sự khiêm tốn, đồng nghĩa với sự độ lượng. Người có tính giản dị họ không có thì giờ để câu chấp, bắt bẻ những việc nhỏ nhặt, trái lại họ đủ sức để cảm thông những lầm lẫn vô tình của người khác.
Cũng cần phân biệt giản dị với lập dị. Lập dị là cái thói cầu kỳ muốn mình khác mọi người. là tính muốn "làm nổi" cho mọi người chú ý mình là nhân vật đặc biệt. Thật ra, nếu công tâm mà xét, những người mang tính lập dị là bởi họ thèm khát sự nổi tiếng, họ thèm khát một sự "ngạc nhiên có kính trọng" của người khác đối với họ, nhưng họ quên đi một điều rất cơ bản, chính họ là một kẻ rỗng tuếch, và họ tự khinh bỉ họ trước.
Trong thời chiến người ta có kể một chuyện rất thú vị. Một vị tướng mặc quân phục nhưng không không đeo quân hàm, đi bộ đến bờ sông gặp một thượng sĩ già đi công tác, muốn qua sông nhưng ngại sông sâu, sợ ướt quân phục mình. Thượng sĩ thấy anh lính kia, mừng quá hỏi:
- Ê! Chú mày đi đâu?
- Về X!
- Ồ! Thế thì may quá! Tớ xuống công tác ở X, trong túi có nhiều giấy tờ, chú mày làm ơn cõng tớ qua sông...
Anh lính kia mỉm cười kê vai cõng anh Thượng sĩ qua sông. Sau đó anh lính chào vị Thượng sĩ rồi rẽ lối.
Mấy hôm sau vị Thượng sĩ mới biết anh lính cõng mình qua sông chính là vị Tướng Y của đơn vị mình.
Nếu gặp một người không có tính giản dị, chắc chắn anh thượng sĩ sẽ bị giảng moral một hồi.
Lại một chuyện khác, một viên sĩ quan trẻ trong nhà ga đi ra, dọc đường muốn gọi điện thoại về nhà nhưng không có đúng loại tiền để bỏ vào hộp điện thoại. Viên sĩ quan thấy một anh lính già bên kia đi lại, liền vội hỏi:
- Anh có tiền đổi cho tôi 10 pence không?
Người lính nói:
- Chờ một chút tôi xem thử có giúp anh được không?
Người lính liền cho tay vào túi...
Viên sĩ quan trẻ cau mày tỏ vẻ khó chịu, nói:
- Anh không biết cách nói chuyện với một sĩ quan à? Nào, bây giờ chúng ta thử bắt đầu lại: "Này anh lính, anh có tiền đổi cho tôi 10 pence không?"
Giản dị trong cuộc sống nó còn đồng nghĩa với sự khiêm tốn, đồng nghĩa với sự độ lượng. Người có tính giản dị họ không có thì giờ để câu chấp, bắt bẻ những việc nhỏ nhặt, trái lại họ đủ sức để cảm thông những lầm lẫn vô tình của người khác.
Cũng cần phân biệt giản dị với lập dị. Lập dị là cái thói cầu kỳ muốn mình khác mọi người. là tính muốn "làm nổi" cho mọi người chú ý mình là nhân vật đặc biệt. Thật ra, nếu công tâm mà xét, những người mang tính lập dị là bởi họ thèm khát sự nổi tiếng, họ thèm khát một sự "ngạc nhiên có kính trọng" của người khác đối với họ, nhưng họ quên đi một điều rất cơ bản, chính họ là một kẻ rỗng tuếch, và họ tự khinh bỉ họ trước.
Trong thời chiến người ta có kể một chuyện rất thú vị. Một vị tướng mặc quân phục nhưng không không đeo quân hàm, đi bộ đến bờ sông gặp một thượng sĩ già đi công tác, muốn qua sông nhưng ngại sông sâu, sợ ướt quân phục mình. Thượng sĩ thấy anh lính kia, mừng quá hỏi:
- Ê! Chú mày đi đâu?
- Về X!
- Ồ! Thế thì may quá! Tớ xuống công tác ở X, trong túi có nhiều giấy tờ, chú mày làm ơn cõng tớ qua sông...
Anh lính kia mỉm cười kê vai cõng anh Thượng sĩ qua sông. Sau đó anh lính chào vị Thượng sĩ rồi rẽ lối.
Mấy hôm sau vị Thượng sĩ mới biết anh lính cõng mình qua sông chính là vị Tướng Y của đơn vị mình.
Nếu gặp một người không có tính giản dị, chắc chắn anh thượng sĩ sẽ bị giảng moral một hồi.
Lại một chuyện khác, một viên sĩ quan trẻ trong nhà ga đi ra, dọc đường muốn gọi điện thoại về nhà nhưng không có đúng loại tiền để bỏ vào hộp điện thoại. Viên sĩ quan thấy một anh lính già bên kia đi lại, liền vội hỏi:
- Anh có tiền đổi cho tôi 10 pence không?
Người lính nói:
- Chờ một chút tôi xem thử có giúp anh được không?
Người lính liền cho tay vào túi...
Viên sĩ quan trẻ cau mày tỏ vẻ khó chịu, nói:
- Anh không biết cách nói chuyện với một sĩ quan à? Nào, bây giờ chúng ta thử bắt đầu lại: "Này anh lính, anh có tiền đổi cho tôi 10 pence không?"
Anh lính chào cái "cụp" đáp ngay:
- Thưa ngài, không!
Rồi bỏ đi. Buổi ấy viên sĩ quan tìm được 1 pence để gọi điện thoại thì mọi việc đẫ trễ! Rất tiếc!...
Sự rườm rà nhiều khi có nghĩa là hợm hĩnh, cửa quyền hoặc lố bịch. Có một chuyện xin chép ra đây để chúng ta rút lấy một kinh nghiệm trong phép xử thế.
Hồi ấy ở thị xã QN có những trường trung học lớn, có trường Sư Phạm (hai năm). Thể lệ để vào Sư phạm là chỉ cần có Tú tài I thì thi vào. Năm ấy chúng tôi chuẩn bị thi phần II. Chúng tôi đến sở Y tế khám bệnh. Ngoài cửa phòng khám có đề biển "Nơi khám bệnh cho giáo sư, sinh viên, học sinh". Chúng tôi ngồi đợi đến lượt mình, bỗng có ba nàng giáo sinh Sư phạm (năm đầu cứ nhìn bảng tên trên áo thì biết rõ tên, trường, lớp) bước vào. Một cô hỏi:
- Này anh, nơi khám bệnh cho bọn giáo sinh chúng tôi đâu?
Tôi đáp:
- Cũng tại phòng này.
Hồi đó đám Sư phạm hách xì xằng lắm! Họ hách xì xằng cũng phải bởi vì kiếm cái Tú tài I gay go lắm, huống chi đây họ đã vào Sư phạm. Còn bọn này mới đang học lớp Đệ Nhất. Một cô áo hồng khẽ nhíu mày liễu (đẹp thì có đẹp nhưng quá kiêu) nói:
- Không, không! Chúng tôi là giáo sinh chứ không phải học sinh!
Anh bạn ngồi bên cạnh tôi tức mình (nhưng vẫn ôn tồn) bảo:
- Vâng! Ba cô đi cuối dãy hành lang này, quẹo phải, đó là nơi khám cho giáo sinh!
Ba cô cám ơn rồi hớn hỏ đi ngay. Bạn tôi nói:
- Ai không biết họ là giáo sinh Sư phạm. Thầy của họ còn khám nơi đây huống gì các cô ấy? Phách và kiêu cũng vừa phải thôi. Nơi đó một dãy W.C tha hồ các cổ khám!
Người khó tính hầu hết là người thiếu đức tính giản dị. Người khó tính chỉ tổ chuốc lấy sự phiền phức.
Ở một chung cư nọ có một cô sinh viên năm cuối, đến mướn một căn phòng yên tĩnh để học, thế nhưng cô lại hay rủ các bạn về đó hát và nhảy. Người trong chung cư thấy cô đẹp và trí thức cũng có phần nể nang. Phòng trên của cô đang ở có một cặp vợ chồng già phải dọn đi vì không chịu được tiếng nhạc và tiếng hát của phòng dưới. Một thanh niên độc thân dọn đến đó ở.
Lúc ba giờ sáng cô sinh viên giật mình thức dậy vì nghe có tiếng chó sủa ở phòng trên. Cô sinh viên tức mình gọi điện thoại lên mắng:
- A lô! Tôi là sinh viên năm cuối cần sự yên tĩnh để nghỉ ngơi và học tập. Nếu ông còn để chó của ông tái phạm nữa thì tôi sẽ nói với ông tổ trưởng tống cổ ông ra ngay!
Cô nói xong tắt máy không đợi bên kia trả lời.
Ba giờ sáng ngày hôm sau, có tiếng điện thoại reo, cô sinh viên dậy nghe máy:
- A lô! Cô sinh viên thân kính! Mới dọn nhà tới tôi cứ tưởng cô là một ca sĩ. Xin lỗi trên phòng tôi không có nuôi chó. Chính tôi cũng cầm một sự yên tĩnh như cô...
Chỉ cần ngày hôm sau, cô sinh viên kia nhận ra vị khách trên là một trong những giáo sư đang dạy mình!
Đáng nhớ:
Tính giản dị giúp người ta được thanh thản, nhẹ nhàng, xóa bỏ được những ưu tư, phiền muộn.
Giản dị là một cách trang điểm cho tâm hồn cao đẹp.
Người thiếu giản dị đa phần là khó tính.
Tính giản dị rất dễ thích hợp với mọi hoàn cảnh.
Rồi bỏ đi. Buổi ấy viên sĩ quan tìm được 1 pence để gọi điện thoại thì mọi việc đẫ trễ! Rất tiếc!...
Sự rườm rà nhiều khi có nghĩa là hợm hĩnh, cửa quyền hoặc lố bịch. Có một chuyện xin chép ra đây để chúng ta rút lấy một kinh nghiệm trong phép xử thế.
Hồi ấy ở thị xã QN có những trường trung học lớn, có trường Sư Phạm (hai năm). Thể lệ để vào Sư phạm là chỉ cần có Tú tài I thì thi vào. Năm ấy chúng tôi chuẩn bị thi phần II. Chúng tôi đến sở Y tế khám bệnh. Ngoài cửa phòng khám có đề biển "Nơi khám bệnh cho giáo sư, sinh viên, học sinh". Chúng tôi ngồi đợi đến lượt mình, bỗng có ba nàng giáo sinh Sư phạm (năm đầu cứ nhìn bảng tên trên áo thì biết rõ tên, trường, lớp) bước vào. Một cô hỏi:
- Này anh, nơi khám bệnh cho bọn giáo sinh chúng tôi đâu?
Tôi đáp:
- Cũng tại phòng này.
Hồi đó đám Sư phạm hách xì xằng lắm! Họ hách xì xằng cũng phải bởi vì kiếm cái Tú tài I gay go lắm, huống chi đây họ đã vào Sư phạm. Còn bọn này mới đang học lớp Đệ Nhất. Một cô áo hồng khẽ nhíu mày liễu (đẹp thì có đẹp nhưng quá kiêu) nói:
- Không, không! Chúng tôi là giáo sinh chứ không phải học sinh!
Anh bạn ngồi bên cạnh tôi tức mình (nhưng vẫn ôn tồn) bảo:
- Vâng! Ba cô đi cuối dãy hành lang này, quẹo phải, đó là nơi khám cho giáo sinh!
Ba cô cám ơn rồi hớn hỏ đi ngay. Bạn tôi nói:
- Ai không biết họ là giáo sinh Sư phạm. Thầy của họ còn khám nơi đây huống gì các cô ấy? Phách và kiêu cũng vừa phải thôi. Nơi đó một dãy W.C tha hồ các cổ khám!
Người khó tính hầu hết là người thiếu đức tính giản dị. Người khó tính chỉ tổ chuốc lấy sự phiền phức.
Ở một chung cư nọ có một cô sinh viên năm cuối, đến mướn một căn phòng yên tĩnh để học, thế nhưng cô lại hay rủ các bạn về đó hát và nhảy. Người trong chung cư thấy cô đẹp và trí thức cũng có phần nể nang. Phòng trên của cô đang ở có một cặp vợ chồng già phải dọn đi vì không chịu được tiếng nhạc và tiếng hát của phòng dưới. Một thanh niên độc thân dọn đến đó ở.
Lúc ba giờ sáng cô sinh viên giật mình thức dậy vì nghe có tiếng chó sủa ở phòng trên. Cô sinh viên tức mình gọi điện thoại lên mắng:
- A lô! Tôi là sinh viên năm cuối cần sự yên tĩnh để nghỉ ngơi và học tập. Nếu ông còn để chó của ông tái phạm nữa thì tôi sẽ nói với ông tổ trưởng tống cổ ông ra ngay!
Cô nói xong tắt máy không đợi bên kia trả lời.
Ba giờ sáng ngày hôm sau, có tiếng điện thoại reo, cô sinh viên dậy nghe máy:
- A lô! Cô sinh viên thân kính! Mới dọn nhà tới tôi cứ tưởng cô là một ca sĩ. Xin lỗi trên phòng tôi không có nuôi chó. Chính tôi cũng cầm một sự yên tĩnh như cô...
Chỉ cần ngày hôm sau, cô sinh viên kia nhận ra vị khách trên là một trong những giáo sư đang dạy mình!
Đáng nhớ:
Tính giản dị giúp người ta được thanh thản, nhẹ nhàng, xóa bỏ được những ưu tư, phiền muộn.
Giản dị là một cách trang điểm cho tâm hồn cao đẹp.
Người thiếu giản dị đa phần là khó tính.
Tính giản dị rất dễ thích hợp với mọi hoàn cảnh.