ĐẮC NHÂN TÂM * DANH DỰ



DANH DỰ
- Danh dự là viên kim cương mà nàng "Đức hạnh" đeo vào tay.
Voltaire.
- Người ta có thể bắt tôi sống không hạnh phúc chứ không thể bắt tôi sống không danh dự.
P. Corneille
- Người bị ô danh coi như đã chết một nửa.
Heywood
Ai muốn phá danh dự người khác coi như tự hủy danh dự của mình.
P. Syrus
- Danh dự là mũi nhọn kích thích đức hạnh, chớ không phải bàn đạp cho lòng kiêu hãnh.
Ch. Cahier
Ai đã đánh mất danh dự rồi thì không còn gì để mất nữa.
P. Syrus
Danh dự và đạo đức là đôi bạn thiết cốt luôn luôn song hành.
De Maistre
Danh dự cũng có một bước lùi lớn nếu ta thay đổi nó. Nên ta phải điều hành cuộc sống của mình như thế nào để hợp với mọi người.
Spinoza
Tốt danh hơn lành áo.
Tục ngữ
Danh là khách của thực.
Trang tử
Những việc nghĩa đều làm âm thầm. Kẻ tiểu nhân háo danh, nên việc làm của hắn không phải vì nghĩa và là muốn phô trương.
Mặc Tử
Hủy hoại thanh danh của người là một tội ác to nhất.
Hérodote
Khi danh nhơ ra đến biển thì thanh danh chạy vào nhà.
Sauve
Tâm lý chung của loài người là không ai chịu kết thân với người mất danh dự, dẫu cho kẻ đã từng chà đạp danh dự của mình cũng không ra ngoài tâm lý đó. Cho nên tôn trọng danh dự không phải là một nghĩa vụ mà là một trách nhiệm tất yếu. Loài người đi đến một nền văn minh cao là nhờ có một văn hiến chung vượt lên trên những luật lệ của quốc gia. Trọng danh dự là một thành viên của nền văn hiến đó.
Danh dự không thể xin mà có được. Cũng có trường hợp danh dự nhờ tiền bạc mà có! Mới nghe đến đó có người vội qui kết, đó là phi danh dự. Không phải! Có tiền bạc đâu phải là chuyện dễ? Đồng tiền gắn liền mồ hôi. Không có lương tâm làm sao có được tiền bạc? Lương tâm chính là cơ sở để hình thành danh dự.
Người ta không thể hình dung danh dự là một hột, một viên, một cái... mà nó là một chuỗi liên tục kéo dài và luôn luôn song hành với thời gian. Người Arménie cho rằng "thanh danh là một xâu chuỗi ngọc" vừa phát ra ánh sáng dịu dàng vừa phát ra tiếng kêu thanh tao. Hiểu như vậy để tiến thêm một bước: cũng là ngọc nhưng chia làm hàng trăm loại khác nhau, thì danh dự cũng có thứ bậc của nó. Gọt đá ra để lấy ngọc. Được ngọc rồi vĩnh viễn ngọc khong thể hóa đá, mà nó chỉ có thể vỡ đi. Một người bình thường có công tu thân, kết đức kiên trì làm những việc lương thiện tích lũy được tiếng thơm, có khác nào đẽo đá lấy ngọc? Nhưng đột nhiên người ấy trở chứng làm những việc gàn dở, phủi sạch hết uy tín, người ấy không phải trở lại buổi ban đầu, mà anh ta sẽ bị xã hội coi là cặn bã chẳng khác nào bụi cám của viên ngọc vỡ. Ai cho phép lấy công chuộc tội? Danh dự khoông phải là một loại điểm, nó là kết hợp nhãn quan của mọi người được mặc nhiên công nhận.
Danh dự có được là kết tụ những việc làm bất vụ lợi, người đứng ra làm việc với lòng tinh khiết có khác gì một tu sĩ? "Không gì che chở những đứa con nhỏ nhoi bằng thanh danh của bậc cha mẹ" (Nữ Bá tước C. Fée). Họ tự nguyện làm những việc lương thiện, chăm chút, chuyên cần, chắt mót những thành quả nhỏ nhoi bằng những giọt mồ hôi, và với nụ cười hồn hậu để góp chút công với láng giềng. Người có căn bản, làm những việc lớn hơn nhưng với tấm lòng độ lượng vị tha. Những tinh túy ấy chính là chất ngọc, chính là danh dự!
Một thầy giáo đem lương tâm ra giảng dạy học trò có thể họ giảng trên bục giảng và có thể ho ra máu sau nhiều năm giảng dạy, thầy chỉ lãnh một số lương khiêm tốn do nhà nước qui định không hề phàn nàn, đó là ông thầy có lương tâm, danh dự từ đó mà có. Học trò lẫn phụ huynh đều kính trọng.
Một ông phu trường mưa nắng vẫn có mặt, vẫn thường xuyên nhắc nhở các cháu nên trật tự, vẫn thường xuyên mang phấn, mang nước cho thầy, vãn luôn che chở, giữ gìn mọi thứ thuộc về nhà trường, ông phu trường ấy không có danh dự sao? Không đáng kính phục sao?
Suy ra một nông phu, một chiến sĩ, cho đến người quét chợ địa vị của họ tuy thấp hèn, nhưng họ làm hết chức trách của mình, thì danh dự từ nơi họ toát ra mà những người đồng nghiệp tận mắt chứng kiến. Đó là chân danh dự, một thứ danh dự cao quý, không ai xin mà có, không ai ban mà được. Bằng cấp để ban khen cho loại danh dự này chỉ là thứ giả mạo, trịch thượng, phi nhân.

Trái lại cũng có kẻ dùng thủ đoạn để mua danh, việc làm của họ hết sức gượng gạo, bỏ ra một ít của phi nghĩa góp vào trong việc bố thí, rồi đánh trống thổi kèn loa rao rùm lên để cho mọi người biết, mọi người trầm trồ, mọi người ca tụng. Mặc Tử một đại triết gia chủ trương thuyết Kiêm Ái trước đây hơn 2300 năm đã nói: "Những việc nghĩa đều làm trong âm thầm. Kẻ tiểu nhân háo danh, nên việc làm của hắn không phải vì nghĩa mà là muốn phô trương".
Có người còn tệ hơn, chưa hề làm một việc thiện có lương tâm tham dự, dựa dẫm vào đâu đó cũng vỗ ngực xưng danh. Đó chẳng qua là loại xôi thịt. "Khi một thực khách được mời mà tự nói về danh dự của mình, thì người chủ nhà phải đếm lại những cái muỗng trong nhà" (Emerson).
Nhưng ta bận tâm làm gì đến những người háo danh đó? Bạn có chút lòng xót thương đến kẻ cùng khổ, cũng có giá trị rồi. Không cần phải thi nhân bố đức, miễn đừng vi phạm những luật lệ đã cấm, những điều luân lý và đạo đức không cho phép, cũng đủ bảo đảm cho mình một danh dự to rồi! Cổ nhan có câu: "Con gái giữ thân, con trai giữ danh" là cũng có ý như vậy.
Sống lương thiện là sống cho con mình và sống với mọi người. Cố nhiên người đời ai cũng thích kết thân với một người lương thiện. Cho đến một kẻ đại gian ác cũng muốn chơi thân với một người lương thiện. Trước đây có bộ phim "Le Ciel du Plomb" (Trời khói lửa), nội dung có thể tóm tắt sau: "Một tên đại bịp đại gian ác ở miền Viễn Tây Texas từng gây không biết bao nhiêu tội lỗi. Hắn đi xứ nào cũng giết người và lường gạt. Một hôm hắn gặp một anh chàng nhà quê, vàng bạc bỏ trong túi rách, xuống phố trù mở ra một cửa hàng buôn bán làm ăn. Anh chàng nhà quê bản tính thật thà nên dễ tin người. Tên gian ác kia mon men tới làm bạn. Bao nhiêu vàng bạc của anh nhà quê này hắn đọat hết. Đến chừng sạch tay rồi anh chàng nhà quê mới biết mình bị điếm, bèn âm thầm bỏ tên lưu manh đó về quê. Dọc đường không có tiền nên phải kiếm ăn lần hồi. Gã lưu manh trở lại thui thủi một mình, dẫu có tiền bạc cũng không dám vung vãi vì hắn đang bị truy nã. Lòng hắn vẫn nhớ anh chàng nhà quê này, hắn bèn đi tìm anh và gặp được. Hắn năn nỉ chàng nhà quê theo hắn. Chàng nhà quê lắc đầu và nhắm núi rừng mà đi. Bây giờ họ cách nhau một thung lũng. Chợt tên lưu manh khóc và thét lớn: "John ơi! Chờ tao với!" Hắn bươn bả chạy theo. John đứng lại chờ. Đến nơi hắn ắm tay john nói: "Xin anh đừng bỏ tôi!"... Và họ là đôi bạn tốt với nhau.
Câu chuyện này đã nói lên một người có lòng tự trọng, dù họ sống nghèo chăng nữa nhưng danh dự của họ toát ra như một điệu nhạc êm dịu, ai nghe cũng cảm thấy dễ chịu.
Một người có tài mà thiếu lòng tự trọng thì sẽ tạo cho mình một cuộc sống khó khăn.
Loicj sử nhà Tiền Hán có nói về Hàn Tín. Hàn Tín lúc hàn vi chui qua lỗ háng tên bán thịt ở giữa chợ. Tiếng xấu đồn đến tai mọi người. Hàn Tín là người có tài, thế mà khi ra đầu quân Lưu Bang không ai muốn trọng dụng ông ta. Họ cho Hàn Tín là kẻ vô sĩ bất cố.
Con mắt người đời tinh lắm. Chỉ trừ việc ấy ta không làm, đã làm tất nhiên phải có người biết. Danh dự, chính mình phải tự trọng mình trước. Để nhớ:
Cuộc sống có lương tâm là cuộc sống có danh dự.
Những đứa trẻ sống nhờ danh dự của cha mẹ nó.
Người nào sống có tự trọng, coi như đã góp công sức vào việc xây dựng xã hội. 


>THUỐC CHỮA BỆNH TIỀN ĐÌNH ĐÔNG DƯỢC ĐỨC THẮNG0945235868