ĐẮC NHÂN TÂM * KIÊN NHẪN



 KIÊN NHẪN:
- Hãy chịu đựng chứ đừng kêu than những gì không thể thay đổi được.
P. Syrus
- Kiên nhẫn là đức thứ hai của con người.
Antonio de Solis
- Kiên nhẫn là nghệ thuật của hy vọng.
Vauvenargues
- Đường dài trăm dặm, đi đã được chín chục, cũng chỉ một nửa.
Chiến Quốc Sách
Cố công mài sắt, có ngày nên kim.
Tục ngữ Việt Nam
Bất hạnh thay những ai không có tính kiên nhẫn.
Shakespeare
- Không phải là sức mạnh mà là lòng kiên nhẫn dã làm nên những công trình vĩ đại.
S. Johnson
- Sự kiên nhẫn đối với tâm hồn giống như một kho tàng dấu kín.
P. Syrus
Trong chúng ta ai không trải qua một chặng đường học tập? Từ khi học a, b, c cho đến khi đọc thông viết thạo chúng ta đã cố gắng kiên nhẫn một cách đáng phục. Nhiều người lầm tưởng "sự đi" là đức tính trời sinh. Không phải! Nếu các bậc phụ huynh không tập trẻ đi thì trẻ sẽ đi bằng bốn chân cho mà coi! Đây mới là bài học kiên nhẫn đầu tiên của loài người.
Thế là mỗi chúng ta đã trải qua hai bài thử thách về đức kiên nhẫn rất quan trọng.
Đến nay vẫn có những người không biết chữ i chữ tờ, phần lớn không phải vi bố mẹ họ không đủ điều kiện cho con đi học mà là bố mẹ quá nuông chiều con, không tập con đức tính kiên nhẫn để đến trường. Ngoài ra còn một ý nghĩa khác, những vị đó không coi sự học là quan trọng.
Đức kiên nhẫn không phải dành riêng cho con người. Thiên nhiên cũng có một "tính kiên nhẫn" rất lớn. Các lài động vật sinh trên địa cầu có khi phải đợi đến hàng triệu năm. Những loài sinh vật cũng biết phục kích để con mồi đi qua.
Cách đây gần 2.500 năm, Liệt Tử có viết bài "Ngu Công đục núi" với nội dung: Ông lão họ Ngu ở trong xó núi, mỗi lần muốn ra ngoài phải đi vòng quá xa. Vì vậy Ngu Công quyết định phá núi. Số đất lấy ra từ núi phải đựng vào thúng đội đi đổ, phải mang đến biển Bột Hải đổ. Từ nơi phá núi đến biển Bột Hải khứ hồi mất cả năm mới xong một chuyến. Người đương thời cho Ngu Công là ngu dốt. Nhưng Ngu Công giải thích: "Phá núi đâu có chuyện gì là khó? Đời tôi làm dĩ nhiên là không xong, nhưng đời con cháu, đời chắt, rồi con cháu của con cháu chắt phải xong". Ý của Liệt Tử muốn nhấn mạnh đến đức kiên nhẫn.
Các bậc danh nhân, vĩ nhân, giáo sư, y sư, học giả... có ai là không có tính kiên nhẫn? Descartes nói: "Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài". Tài năng nào cũng kinh qua một sự tích lũy. Cho đến các thường gia, tỷ phú cũng phải theo qui tắc đó. Các vị giáo chủ, chưởng môn cũng không ngoài, các nhà thôi miên, Fakir, pháp sư, võ sư cũng bất ngoai. Chúng ta tại sao không theo gương các vị trên mà tập tính kiên nhân. Nhà Phật nói: "Những vị Phật đã trải qua hằng vô lường kiếp". Không ai mà tự nhiên đạt tới mức thượng thừa. Muốn có một nội lực thâm hậu ai nấy đều đi vào cong đường công phu. Lòng kiên nhẫn nén lại thành đức hàm dưỡng. Nhiều công trình phải đòi hỏi một thời gian dài cả đời người, nếu không có đức kiên nhẫn để chịu đựng thì làm sao làm việc đến nơi đến chốn. Mọi bà mẹ đều cưu mang nặng hơn chín tháng mới sanh.
Trước năm 1975 ở Phan Thiết có một vị thầy giáo tên Phạm Van Thuận có tài viết chữ giống như in. Nếu đưa cho ông một trang sách và một tờ giấy trắng của trang sách đó, ông sẽ viết trang sách ấy, người ta sẽ không phân biệt được trang nào là in, trang nào là viết, nhưng không phải viết tay trong chốc lát mà được. Thế mà ông kiên nhẫn sao lại bộ Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của (gần 2000 trang) trong mười năm. Và bộ sách sau này có triển lãm cùng với bộ nguyên bản ở Đà Lạt.
Một ngôi chùa ở Rangoon được coilà kỳ công là do bàn tay của một nhà sư tạo dựng nên từ lúc nhà sư 15 tuổi cho đến năm 85 tuổi (1962) mới tạm coi hoàn thành! Bạn biết kinh thành La mã đâu phải xây dựng trong một ngày? Đền Potala ở Lhassa đâu phải xây dựng trong một thế kỷ? Vạn Lý Trường Thành đâu phải riêng công trình của Tần Thủy Hoàng?
Xương của các cổ sinh vật đến nay đã hóa thạch. Tô Thị kiên trinh bồng con lên núi đợi chồng cũng đã... hóa thạch. Tuy là chuyện cổ tích, nhưng phải hiêu đó là tấm lòng thiết thạch của con người!
Trong vấn đề làm kinh tế ta thấy lòng kiên nhẫn của người Hoa thật đáng kể. Hiện nay có nhiều người đạt "danh hiệu" tỷ phú, thời chế độ cũ, ban ngày họ đi lượm ve chai, ban đêm họ đi bán từng quả cóc. Công phu ấy cũng khó khăn như Trần Huyền Trang đi từng bước sang Tây Trúc thỉnh kinh!
Phải có tấm lòng độ lượng và can đãm mới "chạm mặt" với kiên nhẫn! Bộ mặt của kiên nhẫn thật quái gở, hắn như một tên phù thủy, có lúc đẹp đẻ như một tiểu thư (đó là những công việc ngắn hạn), có lúc gương mặt của hắn tua tủa những gai góc, trợn mắt há mồm (đó là những công trình dài hạn), ta phải tha thứ cho chính mình, yêu thương nhiều người và lách vai chen tới! Tập tánh kiên nhẫn (kiên trì, kiên gan, kiên quyết, kiên cường, kiên tâm, kiên chí...) bắt đầu từ công việc hàng giờ, tới hàng ngày, hàng tháng dần dần bước qua những công trình hàng năm.
Nhiều nhà toán học ở thế kỷ 17, 18 dám bỏ cả cuộc đời để đi tìm số (Pi) chẳng hạn như Ludorff, Métius, W. Shank, F. Viète chỉ đúng đến vài chục số lẻ thập phân.
Đức kiên nhẫn chẳng những giúp cho ta khắc phục mọi việc khó khăn, nó còn giúp ta chinh phục được những người khó tính. Lòng kiên nhẫn càng làm tăng thêm tính lịch sự. Có một người nói chuyện rất dở, nhưng nếu bạn đừng sợ tốn thì giờ quí báu của mình, cứ can đãm nghe họ nói chuyện, trước là tập mình tính kiên nhẫn, sau là giữ phép lịch sự trong việc xã giao, bạn sẽ không mất gì mà còn được lợi nữa là khác.
Tính kiên nhẫn là một trong những đức tính khó luyện nhất, bởi vì nó phụ thuộc vào tính khí của mỗi người. Tính khí của mỗi người thì phụ thuộc vào chất máu của mỗi người. Máu của mỗi người ở vào một trong bốn nhóm: A, B, O, AB. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp các nhóm máu ấy tự thay đổi chứ không phải cố định như ta từng lầm tưởng. Ý chí là quyết đinh mọi việc. Bạn thường nghe người ta nói: "Tôi không đủ kiên nhẫn để nghe...", "Tôi không đủ kiên nhẫn để chờ..." Xin rỉ tai với bạn, đừng bao giờ xử dụng câu nói trên, mà phải nói ngược lại: "Hôm nay tôi rất hân hạnh được ngồi nghe anh nói...", "Thật là quí hóa, anh đã cho tôi những giây phút hữu ích...".
Muốn tập tính kiên nhẫn điều đầu tiên nhất là không nên nôn nóng. Nôn nóng là tính bốc đồng làm ta mất tính kiên trì, mất tính liên tục. Nếu bạn đang bận việc gì quan trọng lắm, không chiều được nữa, nên chọn một thời gian nào thích hợp cho đôi bên, khéo léo hẹn gặp lại. Muốn tật tánh kiên nhẫn, bạn nên xử dụng nhiều về tính im lặng. Có những lúc tính im lặng và tính kiên nhẫn như đồng nghĩa với nhau.
Và sau cùng để giúp bạn nắm vững được tính kiên nhẫn là bạn nên "đem sự kiên nhẫn ra để rèn luyện đức kiên nhẫn".
Chúng ta đã thể hiện được tính kiên nhẫn đầu tiên từ lúc chúng ta tập đi và tập nói. Đó là bài học kiên nhẫn đầu tiên mà thiên nhiên đã ngầm dạy cho loài người.
Tính kiên nhẫn không độc quyền cho riêng ai. Mọi người đều phải ý thức để rèn luyện lấy.
Muốn tập tính kiên nhẫn phải can đãm độ lượng và không được nôn nóng, phải dùng nó để rèn luyện nó, giống như dùng búa sắt để rèn luyện sắt thành những vật dụng hữu ích.
Đức kiên nhẫn giúp ta khắc phục được mọi khó khăn còn giúp ta chinh phục được những người khó tánh.
Kẻ có đức kiên nhẫn chưa cần làm việc, sự thành công đã đến với họ hơn một nửa rồi.

>THUỐC CHỮA BỆNH TIỀN ĐÌNH ĐÔNG DƯỢC ĐỨC THẮNG0945235868