ĐẮC NHÂN TÂM * ĐIỀU ĐỘ


ĐIỀU ĐỘ
- Trong điều độ có sự sạch sẽ và lịch sự. 
Joubert.
- Ai ăn uống có điều độ, thì sẽ giàu có như một ông vua. 
Tục ngữ Ả Rập
- Rút ngắn bữa ăn chiều là kéo dài sự sống. 
Franklin.
- Sự đạm bạc bao hàm mọi đức tính. 
Cicéron. 
- Điều độ là vị lương y của mọi người. 
J.J. Rousseau. 
- Đông không ấm lắm, hè không mát lắm, ăn không no lắm, ngủ không nhiều lắm. Sự chừng mực làm tăng tuổi thọ. 
Hải Thượng Lão Ông.
- Bớt sắc dục để dưỡng tinh, bớt nói để dưỡng khí, bớt ưu tư để dưỡng thần. 
Lão Tử.
Giữa "thời buổi tốc độ" mà bàn đến vấn đề "điều độ" có người cho là nghịch lý, nhưng xét thật chu đáo chúng ta lấy làm thú vị. 
Điều độ, không những chỉ cho sự ăn uống có chừng mực, mà là mọi sự sinh hoạt đều có chừng mực. 
Ra đường bạn thấy những người đang lớn tiếng với người khác, thái độ giận dữ bất nhã, chắc chắn bạn sẽ không có thiện cảm gì với người ấy. Bởi vì người ấy mất bình tĩnh, không giữ được sự quân bình của tâm tưởng, nên ngôn ngữ không ổn định và tiết độ của lời nói không được thực hiện. 
Hàng ngày tai nạn giao thông xảy ra trên đường như là việc hiển nhiên, đáng lý điều ấy phải coi là một việc hiếm thấy! Tại sao? Không nói bạn cũng quá biết, những kẻ gây tai nạn đó hầu hết họ không biết điều độ trong việc xử dụng vận tốc xe, đến khi gặp biến cố họ không tự chủ được. Các bạn tuổi mới vào đời, tính khí cương cường hiếu thắng, họ muốn chứng tỏ một "anh húng tính", thường có những việc làm xốc nổi, nhiều khi đáng gọi là quá khích. 
Không riêng gì các bạn trẻ, tôi thấy ngay cả trong các quán rượu bia, những vị đứng tuổi lắm khi quá chén cũng vấp phải "tửu nhập ngôn xuất" làm huyên náo cả một vùng và gây sự bất bình cho người chung quanh. 
Viếc điều độ không phải là khó thực hiện, bởi vì nó nằm trong khả năng của mọi người. Những điều ước muốn ngoài tầm tay của loài người thế mà nhân loại dần dần thu phục được thay. Bởi vì chúng ta ít nghiêm khắc với chúng ta, chúng ta mãi tự tha thứ cái lỗi của mình, tự thỏa hiệp với sự sai trái. 
Có lẽ nhiều vị phản đối những lời trên đây của chúng tôi: "Con người chứ đâu phải là thánh nhân mà không vấp phải những lỗi" hoặc "Nhân sinh quí thích chí" (Cái quí nhất của con người là thích làm gì mình muốn). Cả hai ý tưởng trên đều lầm lạc. Thánh nhân cũng chỉ là những người bằng xương thịt như chúng ta, nhưng óc não họ minh tuệ hơn, họ có những tư tưởng phi thường hơn, còn việc trau dồi đức hạnh thì người nào cũng phải tự sức mình, chớ không ai tự nhiên mà có được. Còn việc ta thích làm thì cái gì thì ta cứ làm, không có nghĩa là làm mọi thứ ta thích. Thích và làm tất cả mọi thứ đều hợp lý, phải được xã hội công nhận. Người Tây phương có câu: "Tự do trong trói buộc". Nếu không có sự trói buộc, thì sự tự do quá trớn sẽ đưa xã hội đến chỗ hổn loạn. Đó là điều không thể có ở xã hội loài người. 
2.600 năm trước đức Khổng Tử có nói: "Thái quá như bất cập", cái gì quá độ đều coi như không hợp thời. Tục ngữ Tây phương cũng có câu tương tự như vậy: "L'excès en tous est un défaut" (Càng quá độ càng lỗi). Bộ sách Trung Dung ở bên đạo Nho là một trong Tứ Thư (Bốn quyển sách) quan trọng, cũng khuyên chúng ta nên chọn lối "Trung Dung" (ở giữa) để đối xử với đời. "Phu tử chi đại kỳ Trung Thứ dã" (Đạo của đức Khổng Phu Tử là Trung và Thứ). 
Xem đó đủ biết điều độ trong mỗi con người quan trọng. Ăn uống điều độ tạo thêm sức khỏe cho cơ thể, ngủ điều độ không sinh ra bệnh tật, làm việc điều độ người ta có thể lâu dài... 
Sự điều độ không phải chỉ ngần ấy công việc, ngần ấy lời ích. Bạn vào các học đường, các công sở... bạn thấy số người đông như vậy, nhưng sự làm việc củâhọ không bừa bãi, lộn xộn, không ồn ào mất trật tự. Nhờ đâu mà có được đức tính đó? Nó bắt đầu từ sự khởi đầu có nguyên tắc. Người ta tiết kiệm lời nói để giữ im lặng, người ta bớt làm những việc vô ích để giữ trật tự, người ta bỏ bớt cái "tôi" của mình để xây dựng cái chúng tôi, có nghĩa là bỏ bớt những cực đoan để tìm cái trung dung. Điều độ chính là cái nết của văn hóa, là cái nền của văn minh. Giữ được điều độ ta có thể đi nhanh và đi xa được. Chạy theo tốc độ không phải là nhanh, không phải là tiến bộ. Ngay từ nhỏ chúng ta đã từng nghe chuyện ngụ ngôn giữa Rùa và Thỏ. Thỏ dù chạy nhanh nhưng không chuyên cần, hay chơi bời dọc đường, có khi chạy quá nhanh sinh mệt nên nghỉ lâu, cuối cùng đến đích sau chú Rùa. 
Ngụ ngôn tuy là chuyện vui nhưng nó mang tính giáo dục cao. Tóm lại chúng ta nên nhớ mấy nét căn bản: 
Người điều độ là người biết tự trọng. 
>THUỐC CHỮA BỆNH TIỀN ĐÌNH ĐÔNG DƯỢC ĐỨC THẮNG0945235868